TIPS HAY GIÚP CON THÔNG MINH NGAY KHI TRONG BỤNG MẸ
Hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai là niềm hạnh phúc và lo lắng của một người mẹ. Người mẹ nào cũng đều mong muốn con yêu sinh ra được thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu từ Đại học Queensland, yếu tố gen di truyền chỉ quyết định 20-40% chỉ số IQ của bé, 60-80% còn lại quyết định bởi các yếu tố khác. Do vậy, chúng ta phải biết cách chăm sóc đúng đắn ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và lúc mang thai là khoảng thời gian mà mẹ bầu cần tích lũy thêm kiến thức về các phương pháp nuôi dạy con, ngoài ra chúng ta cần tham gia các khóa học làm mẹ như hội thảo tiền sản hay đọc những quyển sách về thai giáo, những quyển cẩm nang chăm sóc em bé mới sinh. Với hy vọng của tất cả các bố mẹ, con yêu mình sinh ra sẽ thật khỏe mạnh, thông minh và có ích cho đời. Bố mẹ tham khảo 4 bí kíp khoa học dưới đây giúp thai nhi phát triển về IQ ngay trong bụng mẹ.
4 nguyên tắc vàng nuôi dạy trẻ thông minh từ trong bụng mẹ
Giao tiếp với con thường xuyên từ trong bụng mẹ
Đến tuần thai thứ 25 là thời điểm vàng khi thai nhi nghe rõ từng tiếng nói chuyện của bố mẹ và những người xung quanh. Mẹ hãy trò chuyện cùng bé hay đọc sách cho bé nghe và kết hợp bậc những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc Mozart cổ điển giúp tốt cho não bộ của bé. Đây là nền tảng giúp con yêu phát triển thêm khả năng ngôn ngữ và phát triển trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ dành tầm 5-10 phút để thủ thỉ, tâm tình với con để có sự kết nối tình cảm giữa ba mẹ và em bé. Lưu ý điều này, xoa bụng mẹ để giao tiếp với con, chỉ được 2 lần trong tuần. Tuy nhiên hai tháng thai cuối kỳ thì không nên thực hiện điều này vì sẽ có nguy cơ mẹ sinh non.
Tâm trạng mẹ luôn vui vẻ, thoải mái khi mang thai
Căng thẳng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và bé nhẹ cân vì đây là vấn đề mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải, tùy khác ở mức độ. Hàng loạt những lo lắng về sảy thai, chuyển dạ và căng thẳng về tài chính hay phương pháp nuôi dạy con. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con ngay từ trong bụng mẹ, khiến trẻ sẽ có nhiều khả năng mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) có khi là triệu chứng trầm cảm khi bé ở độ tuổi thiếu niên.
Mẹ bầu hoạt động, tập thể dục tăng cường phát triển trí não của bé
Việc tập luyện nhẹ nhàng trong quá trình mang thai có thể giúp em bé có một khởi đầu khỏe mạnh, mẹ chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày, bắt đầu ngồi luyện thở bằng bụng và kết thúc bằng bài tập chậm rãi từ từ khoảng 5-10 phút, mẹ bầu phải dừng ngay khi cảm thấy bụng căng cứng lên. Tập luyện cũng là động cơ giúp tâm trạng mẹ bầu thoải mái hơn vượt qua thời kỳ mang thai để chuẩn bị sức khỏe tốt ở giai đoạn sinh con.